TỔ CHỨC LẠI BẢO TÀNG TỈNH LÀO CAI VÀ ĐOÀN NGHỆ THUẬT DÂN TỘC TỈNH LÀO CAI
Ngày 28/5/2021 UBND tỉnh Lào Cai ban hành các Quyết định số
1783/QĐ-UBND về việc kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Bảo
tàng tỉnh Lào Cai; Quyết định số 1784/QĐ-UBND về việc kiện toàn chức năng, nhiệm
vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh Lào Cai. Theo quyết
định của UBND tỉnh thì Đoàn Nghệ thuật Dân tộc, Bảo Tàng tỉnh Lào Cai được bổ
sung thêm chức năng, nhiệm vụ, thu gọn đầu mối hoạt động, chuyên đổi cơ chế hoạt
động từ đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường
xuyên thành đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên với
mức độ tự chủ được nâng dần theo từng năm. Việc kiện toàn lại các đơn vị sự
nghiệp công lập trên đã góp phần thực hiện tốt công tác tinh gọn tổ chức bộ máy,
nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn thóa của tỉnh,
giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, tăng tỷ lệ số lượng người làm việc
hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp, giảm dần số lượng người làm việc hưởng
lương từ ngân sách nhà nước, tiết kiệm nguồn chi thường xuyên.
Cụ thể những điểm mới trong việc kiện toàn Bảo tàng tỉnh và
Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh Lào Cai như sau:
1. Đối với
Bảo tàng tỉnh Lào Cai
1.1. Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
a) Vê chức năng
- Chuyển chức năng nghiên cứu khoa học và phổ biến kiến thức
khoa học thành nhiệm vụ phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng
thụ văn hóa của nhân dân trong tỉnh và du khách.
- Bổ sung thêm chức năng: hướng dẫn và tổ chức các hoạt động
bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.
b) Về nhiệm vụ, quyền hạn: Bổ sung các
nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Bảo tồn làng văn hóa truyền thống gắn với phát triển đời sống
kinh tế và phát triển du lịch; nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
vào hoạt động của Bảo tàng;
- Tổ chức, tư vấn lập hồ sơ khoa học di tích lịch sử, văn hóa
và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, đề nghị cấp có thẩm quyền xếp hạng. Tổ
chức thực hiện các nội dung quản lý các dự án quy hoạch di tích, dự án tu bổ di
tích và báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích theo phân cấp do người quyết định
đầu tư, chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện và theo quy định của pháp luật;
- Tư vấn lập quy hoạch, dự án tu bổ di tích và báo cáo kinh tế
- kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích; Tư vấn giám sát thi công tu bổ
di tích và một số công trình khác theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện
xây dựng phương án thiết kế, thi công và giám sát thi công trưng bày cho Bảo
tàng; Tư vấn thực hiện lập phương án thiết kế, thi công và giám sát thi công
trưng bày phòng truyền thống cho các bảo tàng, nhà truyền thống, ban quản lý di
tích của các địa phương, ngành, đơn vị cơ sở, tập thể và cá nhân. Hướng dẫn
chuyên môn nghiệp vụ về công tác bảo tàng cho các bảo tàng, nhà truyền thống
ngành, đơn vị cơ sở, tập thể và cá nhân trong tỉnh, khu trưng bày tại các di
tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh;
- Tiếp nhận, quản lý, phục chế và cung cấp bản sao di vật, cổ
vật, bảo vật theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức các hoạt động phổ biến, truyền dạy những kỹ thuật,
kỹ năng các nghề thủ công truyền thống, các loại hình nghệ thuật có giá trị
tiêu biểu; hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm của nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ
bí quyết nghề nghiệp và có công bảo tồn, phổ biến nghệ thuật truyền thống, nghề
thủ công mỹ nghệ truyền thống;
1.2. Về Cơ cấu tổ chức bộ máy
- Sáp nhập Phòng Kiểm kê, bảo quản vào Phòng Hành chính - Tổng
hợp.
- Giải thể Phòng Trưng bày - Tuyên truyền
và chuyển nhiệm vụ Trưng bày về Phòng Nghiên cứu sưu tầm đề thành lập Phòng
Nghiên cứu - Sưu tầm - Trưng bày.
- Thành lập Phòng
Tư vấn - Truyền thông để đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, quảng bá Bảo tàng;
thực hiện các hoạt động đổi mới gắn với việc tổ chức các hoạt động dịch vụ có
thu cho đơn vị sự nghiệp.
- Cơ cấu tổ chức bộ
máy của Bảo tàng tỉnh Lào Cai giảm từ 04 phòng xuống còn 03 phòng chuyên môn.
1.3. Về cơ chế tài chính
Chuyển từ đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo chi
thường xuyên thành đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường
xuyên với lộ trình, dự kiến năm 2022, tỷ lệ tự chủ chi thường xuyên
là 05%, sau đó (mỗi năm tăng tối thiểu 5%/năm). Đến năm 2025 tỷ lệ tự chủ chi
thường xuyên tối thiểu là 20%, đến năm 2030 tỷ lệ tự chủ chi thường xuyên tối
thiểu là 40%.
1.4. Về vị trí việc làm và số lượng người làm việc
Giảm dần số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà
nước cấp, tăng dần số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp
trên cơ sở tỷ lệ tự đảm bảo chi thường xuyên. Dự kiến năm 2023 khi đơn vị tự đảm
bảo 10% chi thường xuyên sẽ giảm 02 chỉ tiêu hưởng lương ngân sách thay thế bằng
02 chỉ tiêu hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp.
2. Đối với
Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh Lào Cai
2.1. Về chức năng, nhiệm vụ:
Bổ sung nhiệm vụ: Tổ chức các hoạt động dịch vụ có
thu, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết
phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Đoàn và theo quy định của pháp luật; Nghiên
cứu, tiếp thu, phát triển nghệ thuật đương đại.
2.2. Về Cơ cấu tổ chức bộ máy
- Hợp nhất Đội ca và Đội nhạc để thành lập Đội Ca - Nhạc.
- Thành lập mới Phòng nghệ thuật.
2.3. Về cơ chế tài chính
Chuyển từ đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo chi
thường xuyên thành đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên
với lộ trình, dự kiến năm 2022, tỷ lệ tự chủ chi thường xuyên là 15%, sau đó mỗi
năm tăng tối thiểu 5%/năm. Đến năm 2025 tỷ lệ tự chủ chi thường xuyên tối thiểu
là 30%, đến năm 2030 tỷ lệ tự chủ chi thường xuyên tối thiểu là 60%.
2.4. Về vị trí việc làm và số lượng người làm việc
Giảm dần số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà
nước cấp, tăng dần số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp
trên cơ sở tỷ lệ tự đảm bảo chi thường xuyên. Dự kiến năm 2022 khi đơn vị tự đảm
bảo 15% chi thường xuyên sẽ giảm từ 05 đến 07 chỉ tiêu hưởng lương ngân sách
thay thế bằng 05 đến 07 chỉ tiêu hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp.