Lào Cai 25° - 27°
10 SỰ KIỆN CÀI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2023
Lượt xem: 106

01. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nhiều đổi mái, sáng tạo và quyết liệt trong hành động

Trong năm 2023, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành có nhiều đổi mới, quyết liệt hơn, sát thực tiễn hơn, hiệu quả hơn với phương châm “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan trong hệ thống chính trị, nhất là báo cáo xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trình Quốc hội để tháo gỡ ngay khó khăn về thể chế, cơ chế, chính sách; theo dõi, bám sát tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, đúng lúc, đúng thời điểm. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt thực hiện phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nhanh chóng “xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái”; tiếp tục triển khai mạnh mẽ 03 đột phá chiến lược; ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin để điều hành đến tận cơ sở; thành lập 26 Tổ công tác của Thành viên Chính phủ, Thường trực Chính phủ trực tiếp làm việc với các địa phương; tổ chức nhiều hội nghị, cuộc họp kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo điều hành; chủ động đối thoại, lắng nghe ý kiến phản ánh, góp ý của các địa phương, Nhân dân, các tổ chức, chuyên gia tư vấn, nhà khoa học, doanh nghiệp; thành lập 05 Tổ công tác, các đoàn công tác của Chính phủ đi khảo sát, nắm bắt thực tiễn, kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công ở các địa phương. Cũng trong năm 2023, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã tổ chức 04 phiên họp, với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo qua đó kịp thời đánh giá tình hình, kết quả triển khai công tác cải cách hành chính của cả nước, kịp thời chỉ đạo và quyết định nhiều vấn đề quan trọng cho triển khai cải cách hành chính.

 02. Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế đạt nhiều kết quả tích cực, nhiều thể chế quan trọng đã được thông qua

Trong năm 2023, Chính phủ đã tổ chức 10 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; với sự chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, linh hoạt và sáng tạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với quyết tâm cao của các bộ, ngành, địa phương, công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật tiếp tục có những chuyển biến tích cực; nhiều điểm nghẽn về cơ chế, chính sách đã được tháo gỡ, thông thoáng, kịp thời hỗ trợ phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Theo đó, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 15 Luật, các bộ, ngành đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành 86 Nghị định và ban hành theo thẩm quyền 372 Thông tư; Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành 3.427 văn bản quy phạm pháp luật; Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp huyện đã ban hành 2.098 văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế - xã hội mới phát sinh, trong số đó, có nhiều văn bản liên quan trực tiếp tới công tác cải cách hành chính, điển hình là Luật Căn cước; Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi),...

03. Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết so 27- NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, trong đó, có nhiều nhiệm vụ, giải pháp, định hướng cho cải cách hành chính trong thời gian tới

Ngày 12/5/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, trong đó, có nhiều nhiệm vụ, giải pháp, định hướng cho cải cách hành chính trong thời gian tới. Nghị quyết khẳng định, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng nền hành chính phục vụ Nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học, trong sạch, công khai, minh bạch, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với ba trụ cột chính: Tổ chức bộ máy; công vụ, công chức; hành chính điện tử và chuyển đổi số. Đon giản hóa thủ tục hành chính, cắt bỏ các thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, cản trở cạnh tranh lành mạnh; áp dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến; xây dựng nền kinh tế số, chính phủ số, xã hội số.

 04. Thể chế về công vụ, công chức tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thong chính trị

 -   Công tác tuyển dụng công chức có bước đột phá mới khi Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21/02/2023 quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải cách thời gian qua, nhưng công tác tuyển dụng công chức vẫn còn một số hạn chế, bất cập, ảnh, như: Chất lượng đề thi giữa các Bộ, ngành chưa thống nhất, đồng đều; chưa phản ánh, đánh giá đúng mặt bằng chất lượng nguồn tuyển dụng; phần mềm thi tuyển chưa có tiêu chuẩn thống nhất; một số noi còn tổ chức tuyển dụng chưa hiệu quả, gây lãng phí và co hội của thí sinh có năng lực trong nhiều trường hợp bị hạn chế.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên và cụ thể hóa các chủ trưong của Đảng tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018, Bộ Nội vụ đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21/02/2023 quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Đây là hoạt động đánh giá, công nhận kiến thức nền tảng cần thiết đối với ứng viên trước khi tham gia tuyển dụng công chức tại co quan có thẩm quyền - là một bước trong quy trình tuyển dụng. Việc thực hiện thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức sẽ bảo đảm mặt bằng chất lượng chung, tạo ra nguồn ứng viên thực sự có chất lượng để các co quan, đon vị thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng; đồng thời khắc phục sự phân tán trong tuyển dụng, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh và co quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức; góp phần khoa học hóa, minh bạch hóa quy trình tuyển dụng công chức đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cải cách công chức, công vụ. Hiện nay, Bộ Nội vụ đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể tiến hành kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức vào tháng 7 và tháng 11 năm 2024, bảo đảm chất lượng đầu vào với mặt bằng chung.

-   Chính phủ ban hành quy định mới về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung (Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29/9/2023).

Thời gian qua, tình trạng né tránh, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ đã và đang xảy ra ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức. Vấn đề này từng làm nóng nghị trường, gây lo lắng trong không ít co quan, đon vị; làm chậm trễ, trì trệ hoạt động công vụ, bào mòn và làm suy giảm niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối với co quan nhà nước, cản trở động lực và nguồn lực phát triển, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đe hoàn thiện khung pháp lý giúp cán bộ yên tâm, dám nghĩ, dám làm, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29/9/2023 quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Theo đó, Nghị định đã có những quy định cụ thể nhằm động viên cán bộ tích cực phát huy trí tuệ sáng tạo, mạnh dạn đề xuất ý tưởng, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung; đồng thời, ngăn ngừa, xử lý nghiêm những cán bộ lợi dụng chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thực hiện tốt Nghị định này kỳ vọng sẽ tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian tới.

-    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức, góp phần tiết kiệm chi phí xã hội, cắt giảm thủ tục hành chính

Ngày 07/12/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Theo đó, chính thức bãi bỏ việc thi thăng hạng viên chức, thay vào đó sẽ xét thăng hạng. Viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể theo quy định. Đây là một trong những đột phá mới trong công tác quản lý, sử dụng viên chức, cơ bản khắc phục được những khó khăn, rào cản trong việc hoàn thiện các chứng chỉ, bằng cấp và tổ chức thi thăng hạng viên chức thời gian qua; đồng thời, sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi phí cho xã hội, giảm áp lực cho đội ngũ viên chức.

05. Công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, cung cấp dịch vụ công được quan tâm chỉ đạo quyết liệt và đạt nhiều kết quả quan trọng

-    Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (Tổ công tác) để chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao năng lực phản ứng chính sách. Theo đó, Tổ công tác đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, tăng cường phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính và cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước; đồng thời, phân công từng thành viên Tổ công tác theo dõi, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính của từng nhóm Bộ, ngành, địa phương, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ đề ra.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/10/2023 tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải cách và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp; trong đó, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả 10 nhóm giải pháp trọng tâm trong năm 2023 và các năm tiếp theo để tạo bước đột phá trong cung cấp dịch vụ công, phục vụ Nhân dân.

 -   Phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính tiếp tục được đẩy mạnh, theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, đến nay, các Bộ, ngành đã triển khai sửa đổi 35 văn bản quy phạm pháp luật để thực thi phương án phân cấp 153/699 thủ tục hành chính, đạt 21.9%; trong đó, có 03 Bộ, ngành đã hoàn thành việc thực thi phương án phân cấp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

-    Việc rà soát, đơn giản hóa quy định thủ tục hành chính và các điều kiện kinh doanh đã có những cải thiện đáng kể: Các Bộ, ngành đã tham mưu sửa đổi, bổ sung, thay thế nhiều văn bản quy phạm pháp luật để đơn giản hóa 535 thủ tục hành chính/1.086 thủ tục hành chính liên quan đến quản lý dân cư (đạt 49.26%) theo yêu cầu của Chính phủ; trong đó, có 05 Bộ, ngành đã hoàn thành thực thi 100% phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, có 06 Bộ đạt tỷ lệ trên 50%, 01 cơ quan đã hoàn thành 50% (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), còn lại các Bộ, ngành đạt dưới 50%.

-   Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước đang cho kết quả bước đầu; đã có 22/22 Bộ, ngành và 63/63 địa phương công bố thủ tục hành chính nội bộ; các Bộ, ngành, địa phương đang tích cực rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ để triển khai thực hiện.

-   Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, năm 2023, tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ, ngành đạt 28,59%, tại địa phương đạt 39,48%; cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử tại Bộ, ngành đạt 28,60%, tại địa phương đạt 45,30%. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của Bộ, ngành đạt 30,40%, tại địa phương đạt 37,40%, tăng lần lượt là 1,4 lần và 3,7 lần so với năm 2022. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết đúng hoặc sớm hạn tại Bộ, ngành đạt 50,60% (tăng 3,8% so với năm 2022), tại địa phương đạt 90,75% (giảm 1,61% so với năm 2022).

06. Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và hoàn thiện quy định về vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị tiếp tục có chuyển biến rõ nét

-   Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 10/7/2023 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 50-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, theo đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế về tổ chức bộ máy, công chức, công vụ, kiện toàn tổ chức bên trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo hướng tinh gọn và nâng cao hiệu quả quản lý biên chế của hệ thống chính trị; triển khai thực hiện Kết luận số 62-KL/TW ngày 02/10/2023 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, với mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu giảm 13,5% đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành; trên 60% đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên; 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hoàn thành chuyển đổi thành công ty cổ phần.

 -    Bộ Nội vụ đã phối hợp với các bộ tham mưu cho Chính phủ ban hành 27/27 nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 19/19 Bộ đã ban hành thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Các địa phương tập trung rà soát, sắp xếp tổ chức các cơ quan, đơn vị, lũy kế đến nay đã giảm 13 sở và tổ chức hành chính khác thuộc ủy ban nhân dân tỉnh; giảm 2.572 tổ chức phòng và tương đương; riêng năm 2023 các địa phương đã giảm 236 đơn vị sự nghiệp công lập.

-   Các Bộ, ngành đã hoàn thành việc hướng dẫn vị trí việc làm: 20/20 Bộ, cơ quan ban hành Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành; 15/15 Bộ, cơ quan ban hành Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm viên chức nghiệp vụ chuyên ngành.

-    Năm 2023, nhiều quy định về tổ chức, sắp xếp đơn vị hành chính các cấp đã được ban hành: ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, ngày 12/7/2023 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; thông qua 12 Nghị quyết thành lập đơn vị hành chính đô thị và nhập, điều chỉnh địa giới hành chính của 60 đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của một số địa phương. Chính phủ đã ban hành một số quy định mới về hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính,... Bộ Nội vụ đã phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện việc cho ý kiến Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 56/56 địa phương trong diện sắp xếp.

07. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu đẩy mạnh việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách và giải pháp mạnh mẽ, đột phá và thiết thực để thu hút và trọng dụng những người có tài năng trong và ngoài nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, đặc biệt là trong các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, như: Khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; chuyển đổi số... Qua đó, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Thu hút, trọng dụng nhân tài vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa là nhiệm vụ chiến lược, thường xuyên và lâu dài của cấp ủy đảng, chính quyền; đồng thời, việc phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài được xác định là khâu đột phá trong công tác cán bộ của cả hệ thống chính trị. Chiến lược cũng đề ra một số mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn để các bộ, ngành, địa phương phấn đấu thực hiện có hiệu quả, như: Đến năm 2025, 100% các bộ, ngành, địa phương ban hành và triển khai thực hiện chính sách cụ thể thu hút, trọng dụng nhân tài, có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp thực tiễn quản lý ở ngành, lĩnh vực và địa phương; giai đoạn từ 2026 - 2030, 100% các bộ, ngành, địa phương bảo đảm khung tỷ lệ nhân tài trong cơ cấu lãnh đạo, quản lý đạt tối thiểu từ 2% - 5% trở lên ; trong cơ cấu chuyên môn, nghiệp vụ đạt từ 10% - 15% trở lên,.

08. Quốc hội thông qua cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 01/7/2024

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, ngày 10/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, theo đó, từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở. Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước. Cũng từ ngày 01/7/2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.

 09. Khung pháp lý phục vụ xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số tiếp tục được hoàn thiện một bước, vói nhiều thể chế quan trọng được ban hành

 Trong năm 2023, Quốc hội đã thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi) và Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), theo đó đã bổ sung, hoàn thiện thêm hành lang pháp lý, tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi số. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 về Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Nghị định số 63/2023/NĐ-CP ngày 18/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12, được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 09/2022/QH15; Nghị quyết số 175/ND-CP ngày 30/10/2023 phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia; Nghị quyết số 127/NQ-CP ngày 14/8/2023 về việc áp dụng cấp thị thực điện tử cho công dân các nước, vùng lãnh thổ; các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 08/2023/QĐ-TTg ngày 05/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước. Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 13/2023/TT-BNV ngày 31/8/2023 hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 65/2023/TTBTC ngày 31/10/2023 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường.

10. Việc xây dựng, vận hành các Cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành tiếp tục có những cải thiện tích cực, thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, năm 2023 là "Năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới", nhiều cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành quan trọng đã được hoàn thành và đưa vào vận hành, khai thác, phát huy hiệu quả, điển hình như:

- Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư: Đã kết nối với 15 Bộ, ngành, 01 doanh nghiệp nhà nước (EVN), 03 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương, đến nay, đã cấp hơn 84.7 triệu thẻ căn cước gắn chip điện tử cho công dân, kích hoạt gần 49.7 triệu tài khoản trên ứng dụng định danh điện tử - VnelD. Bộ Công an đã thu nhận trên 70,2 triệu hồ sơ định danh điện tử, vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, kích hoạt trên 49,7 triệu tài khoản định danh điện tử, tỷ lệ kích hoạt trên tổng số hồ sơ thu nhận đạt 69,25%. Có 42 địa phương đã hoàn thành cấp tài khoản định danh điện tử và có tỷ lệ kích hoạt tài khoản định danh điện tử cao nhất cả nước. Hiện tại có 2,8 triệu chữ ký số thường xuyên được sử dụng. Trong số 53 dịch vụ công thiết yếu, đã hoàn thành, cung cấp 25/25 dịch vụ công theo Đe án số 06 và 13/28 dịch vụ công theo Quyết định số 422/QĐ-TTg, ngày 4/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Trong đó, 23/25 dịch vụ công thiết yếu đã được thực hiện toàn trình. Một số thủ tục hành chính có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến cao như: Thông báo lưu trú (97%), Đăng ký cấp biển số xe Ô tô lần đầu (80,5%); Thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện (75,6%); Cấp điện mới từ lưới điện hạ áp (73%); Đăng ký tạm trú (87,33%)...

 Đồng thời, Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư đã kết nối chính thức với Cơ sở dữ liệu về bảo trợ xã hội (có hơn 3,6 triệu đối tượng đã được cấp định danh cá nhân/căn cước công dân, trong đó hơn 2,1 triệu đối tượng bảo trợ xã hội đã được xác thực thành công qua Cơ sở dữ liệu dân cư) và Cơ sở dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo (đã cập nhật dữ liệu của 1,9 triệu hộ và 7,5 triệu người). Bộ Công an đã hoàn thành phần mềm thu thập, cập nhật, phát triển Cơ sở dữ liệu về lao động - việc làm gắn với Cơ sở dữ liệu dân cư; 57/63 địa phương đã cập nhật 9,4 triệu thông tin người lao động vào Cơ sở dữ liệu dân cư. Tính đến nay, đã có 52 địa phương ban hành Kế hoạch triển khai 44 mô hình, giải pháp ứng dụng những tiện ích được phát triển từ nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số.

-   Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức: Đến nay, 100% Bộ, ngành và địa phương đã hoàn thành việc kết nối, đồng bộ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức; đã đồng bộ được gần 2,5 triệu hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức để kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

-   Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai: 63/63 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, trên cả nước đã có Cơ sở dữ liệu địa chính của 455/705 huyện với hơn 46 triệu thửa đất; 705/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai (từ kỳ kiểm kê năm 2019); 325/705 đơn vị cấp huyện hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất. Đã hoàn thành tái cấu trúc và triển khai 03 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu, kết quả cụ thể tính đến hết tháng 8/2023: (1) Đối với thủ tục thuộc Đề án 06/CP, đã có 63/63 tỉnh, thành phố triển khai; (2) Đối với 02 thủ tục tại Quyết định số 422/QĐ-TTg, đã có 52/63 tỉnh, thành phố triển khai.

-    Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Kết nối với 13 Bộ, ngành và 63/63 địa phương với khoảng 41 triệu giao dịch; lưu trữ dữ liệu của hơn 1,6 triệu doanh nghiệp (khoảng 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động) và hơn 200 nghìn đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; lưu trữ thông tin đăng ký của khoảng 2,4 triệu hộ kinh doanh, trong đó: hơn 260 nghìn hộ kinh doanh được chuẩn hóa dữ liệu, lưu trữ khoảng 30 nghìn hợp tác xã và đơn vị trực thuộc. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đạt 92,58%. Từ năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp với các Bộ, ngành, địa phương.

-    Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm: Kết nối, chia sẻ dữ liệu với 09 bộ, ngành và một số kết nối, chia sẻ dữ liệu có phạm vi quốc gia; quản lý khoảng 32 triệu hộ gia đình tham gia bảo hiểm; khoảng 17,1 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội; khoảng 88,9 triệu người tham gia bảo hiểm y tế; đã xác thực horn 93,7 triệu thông tin nhân khẩu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó: khoảng 84,7 triệu người đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 96% tổng số người tham gia (không bao gồm lực lượng vũ trang, thân nhân quân đội). Đồng thời, hệ thống Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã đồng bộ hơn 132 triệu lượt bản ghi thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc: Hoàn thành triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với hơn 50 nghìn người dùng, cụ thể: khoảng 18 nghìn tài khoản của công chức tư pháp - hộ tịch, khoảng 32 nghìn tài khoản của lãnh đạo và văn thư ủy ban nhân dân cấp xã. Tính đến tháng 11/2023, hệ thống đã có khoảng 48 triệu dữ liệu đăng ký khai sinh, trong đó: khoảng 9,6 triệu trẻ em được cấp số định danh cá nhân theo quy định (khoảng 5,3 triệu trường hợp đăng ký khai sinh được chuyển sang các cơ quan bảo hiểm xã hội để cấp thẻ bảo hiểm y tế), khoảng 12,3 triệu dữ liệu kết hôn, khoảng 10,5 triệu dữ liệu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, khoảng 8,2 triệu dữ liệu khai tử, khoảng 293 nghìn trường hợp nhận cha mẹ con, khoảng 20,5 nghìn trường hợp đăng ký giám hộ, khoảng 16,6 nghìn trường hợp đăng ký nhận nuôi con nuôi, khoảng 889,4 nghìn dữ liệu cải chính, thay đổi, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.

Trần Cường (sưu tầm)

Nguồn: Văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập