Lào Cai 25° - 26°
NGÀNH NỘI VỤ KỶ NIỆM 75 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH (28/8/1945 – 28/8/2020)
Lượt xem: 388

Cuộc cách mạng tháng 8/1945 thành công đã đập tan chính quyền đế quốc và phong kiến tay sai thống trị gần một trăm năm, xoá bỏ vĩnh viễn chế độ quân chủ tồn tại hàng ngàn năm, chế độ thuộc địa nửa phong kiến sụp đổ. Thắng lợi này đã mở ra bước ngoặt lớn của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Để xây dựng bộ máy Nhà nước và bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên cáo thành lập 13 bộ, trong đó Bộ Nội vụ do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng. Ngày 28/8/19945 đã đi và lịch sử và cũng chính là sự kiện đánh dấu sự ra đời của ngành Tổ chức Nhà nước trong Chính phủ cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, ngành Tổ chức Nhà nước đã không ngừng trưởng thành và phát triển qua các chặng đường lịch sử vẻ vang của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lịch sử ngành Tổ chức Nhà nước gắn liền với quá trình xây dựng, phát triển của bộ máy Nhà nước cách mạng, gắn liền với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước qua các giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam. Sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 02/9/1945, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ đã tham mưu và chuận bị các Sắc lệnh, Nghị định về xây dựng bộ máy Nhà nước để Chính phủ ban hành, như các Sắc lệnh về Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, soạn thảo Hiến pháp đầy tiên năm 1946, Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng…Các sắc lệnh, Nghị định này chính là cơ sở pháp lý ban đầu, quan trọng cho việc xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; xây dựng hệ thống chính quyền thống nhất từ trung ương đến địa phương; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cách mạng. Bên cạnh công tác tham mưu, Bộ Nội vụ đã trực tiếp tổ chức thực hiện nhiều công việc cụ thể về tổ chức bộ máy, chế độ chính sách, công vụ; xây dựng chính quyền địa phương, đảm bảo trật tự an ninh xã hội, bảo vệ Đảng, Chính phủ trước sự chống phá quyết liệt của kẻ thù. Những kết quả đạt được trong công tác Tổ chức Nhà nước thời kỳ này đã góp phần to lớn trong công cuộc hồi sinh của dân tộc, đồng thời tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triên của chính quyền dân chủ nhân dân trong các giai đoạn của cách mạng sau này.

Cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ công tác được Trung ương giao, tổ chức bộ máy của ngành TCNN cũng từng bước được củng cố, kiện toàn, ngày 03/5/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 58/SL cùng với Nghị định số 14/NV của Bộ Nội vụ đã xác lập cơ cấu Bộ Nội vụ gồm 4 nha (Nha công chức và kế toán, Nha pháp chế và hành chính, Nha Thanh tra, Nha Công an). Với Sắc lệnh và Nghị định này, tổ chức, bộ máy, chức năng nhiệm vụ cụ thể của Bộ Nội vụ đã được xác định.

Đây là thời kỳ vô cùng khó khăn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc, chúng ta vừa chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng, vừa tăng gia sản xuất, xây dựng đất nước. Thành tích to lớn, quan trọng của Bộ Nội vụ thời kỳ này chính là tổ chức thành công cuộc tản cư, di chuyển chiến lược, đảm bảo giữ gìn và duy trì tốt cơ sở vật chất tối quan trọng cho toàn bộ cuộc kháng chiến. Trong đó, việc Bộ phối hợp tổ chức, bảo vệ thành công việc sơ tán toàn bộ cơ quan lãnh đạo Trung ương lên Việt Bắc thực sự là một kỳ tích. 

Đồng thời, Bộ Nội vụ cũng đã có đóng góp to lớn trong việc tiếp tục củng cố, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân các cấp, biến chính quyền thành công cụ hữu hiệu chỉ huy và tổ chức cuộc kháng chiến, kiến quốc. Đây là kết quả của một loạt các cải cách về cơ chế tổ chức của chính quyền do Bộ Nội vụ nghiên cứu và đề xuất, nhằm làm cho chính quyền nhà nước Việt Nam phù hợp nhất với điều kiện chiến tranh ở từng vùng; đồng thời, phát huy cao nhất công năng và tính ưu việt của chính quyền cách mạng. Việc kiện toàn bộ máy chính quyền theo hướng vừa gọn, nhẹ, vừa chuyên nghiệp, chính quy đã làm cho các hoạt động của Bộ đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn. 

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà, nhiều vấn đề mới trong công tác tổ chức bộ máy nhà nước, công chức, công vụ và các vấn đề xã hội khác được đặt ra. Bộ Nội vụ và ngành Tổ chức nhà nước đã đảm đương, hoàn thành nhiều nhiệm vụ to lớn, nổi bật là: kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước; hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện cải tiến tổ chức, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cải tiến lề lối làm việc của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác cán bộ phục vụ kế hoạch 05 năm lần thứ nhất; chỉ đạo công tác bầu cử, xây dựng, củng cố chính quyền địa phương; xây dựng chế độ quản lý và chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu biên chế, tiền lương, chế độ chính sách và bảo hiểm xã hội; điều chỉnh địa giới hành chính và phê chuẩn phân vạch địa giới hành chính; công tác hộ tịch, quản lý hàng binh, Việt kiều; hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các chế độ, chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, quân nhân và gia đình quân nhân; đẩy mạnh công tác quản lý nhà đất, công tác phòng cháy và chữa cháy...

Trong những năm 1960-1969 theo cơ cấu của Chính phủ được quy định tại Hiến pháp năm 1959, Bộ Nội vụ là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm quản lý công tác Tổ chức và Dân chính. Trong thời kỳ này, tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ cũng như của ngành TCNN có sự thay đổi và phát triển đáng kể. Ngày 13/6/1963 Bộ Nội vụ có Thông tư số 15/NV chấn chỉnh tổ chức bộ máy làm công tác tổ chức do Bộ chỉ đạo ở Khu, tỉnh, thành phố trực thuộc TW, được tập trung vào đầu mối thống nhất lấy tên là: Ban Tổ chức Dân chính. Đây là mốc quan trọng đánh dấu sự hoàn chỉnh của hệ thống tổ chức trong lĩnh vực công tác TCNN từ TW đến địa phương. Hệ thống này bao gồm Bộ Nội vụ, các Vụ Tổ chức cán bộ ở các bộ, ngành và Ban Tổ chức Dân chính ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Năm 1973, Hội nghị Pari được ký kết, để chuẩn bị cho một Nhà nước thống nhất, ngày 20/2/1973 Hội đồng Chính phủ có Nghị định số 29/CP lập Ban Tổ chức của Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý công tác TCNN, xây dựng kiện toàn bộ máy Nhà nước trong tình hình nhiệm vụ mới. Ban Tổ chức của Chính phủ đảm nhiệm là cơ quan đầu mối của Chính phủ trong lĩnh vực TCNN và mặc dù có sự điều chuyển công tác tổ chức quản lý Nhà nước ở TW, nhưng hệ thống ngành TCNN vẫn được xác lập, các nhiệm vụ của ngành vẫn tiếp tục được thực hiện.

Sau chiến thắng lịch sử năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước đi lên XHCN, cán bộ công chức ngành TCNN đầu mối là Ban Tổ chức của Chính phủ đã làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Chính phủ về xây dựng và hoàn thiện bộ máy NN và kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức phục vụ nhiệm vụ xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Đến năm 1990, sau 4 năm tiến hành đổi mới, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 135/HĐBT quy định tên gọi vị trí, chức năng, nhiệm vụ của BTC của Chính phủ thành Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ. Ngày 30/9/1992 Nghị quyết kỳ họp thứ nhất Quốc Hội khóa IX đã quyết định Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ là cơ quan ngang bộ. Ngày 01/11/1994 Chính phủ ban hành Nghị định 181/CP quy định chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ, đồng thời quy định hệ thống tổ chức ngành TCNN ở TW và địa phương, bao gồm Vụ tổ chức cán bộ ở các bộ, cơ quan thuộc chính phủ; Ban Tổ chức chính quyền ở tỉnh, thành phố trực thuộc TW, ở huyện là Phòng Tổ chức thực hiện các nội dung công tác trong lĩnh vực TCNN do BTC Cán bộ Chính phủ chỉ đạo và trực tiếp tham mưu cho cấp ủy và Chính quyền địa phương về các vấn đồ tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình.

Trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, trong mỗi một giai đoạn lịch sử, ngành luôn chủ động bám sát mọi chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng góp phần to lớn vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa.

Đối với tỉnh Lào Cai, đặc thù là tỉnh miền núi, biên giới, nhiều dân tộc, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược hệt sức quan trọng qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước, là “cửa ngõ phên dậu” vùng Tây Bắc, trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai đã cùng nhân dân cả nước anh dũng đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954, sau khi Đảng bộ Lào Cai được thành lập, cùng với đó bộ máy chính quyền các cấp cũng được thành lập, chấm dứt 64 năm đô hộ của thực dân Pháp ở Lào Cai. Năm 1975, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa V tháng 12/1975 đã ra Nghị quyết sáp nhập một số tỉnh trong đó có Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Giai đoạn này hệ thống TCNN của tỉnh ta hoạt động theo tổ chức bộ máy chung của tỉnh Hoàng Liên Sơn. Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, ngành TCNN cùng với quân và dân Lào Cai – Hoàng Liên Sơn động viên toàn quân, toàn dân chiến đấu dũng cảm lần lượt làm thất bại các âm mưu xâm lược, gây mất ổn định của thế lực phản động, bảo vệ vững chắc biên giới của Tổ quốc.

Gắn liền với các giai đoạn lịch sử của đất nước, năm 1991 sau khi tái lập tỉnh Lào Cai, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Lào Cai (nay là Sở Nội vụ) đ­ược thành lập. Với bộn bề những khó khăn về cơ sở vật chất, về nhân lực trong những ngày đầu tái lập, Ngành Nội vụ tỉnh Lào Cai đã tập trung tham m­ưu cho cấp ủy chính quyền nhanh chóng sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy hành chính Nhà nước của tỉnh đi vào hoạt động, thực hiện tốt các chức nặng, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Ngày 17/12/2003 thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành quyết định đổi tên Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh thành Sở Nội vụ; theo đó là cơ quan chuyuên môn tham mưu cho tỉnh thống nhất quản lý NN về lĩnh vực tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức viên chức Nhà nước, tổ chức hội, quản lý chính quyền địa phương, địa giới hành chính…..; ở các huyện, thành phố có các phòng nội vụ - LĐTBXH, ở các sở, ngành có phòng tổ chức hành chính hoặc phòng tổ chức cán bộ,

Năm 2008, Sở Nội vụ Lào Cai tiếp tục được kiện toàn khi tiếp nhận bộ phận Tôn giáo, Ban Thi đua khen thưởng và Trung tâm Lưu trữ. Theo đó chức năng nhiệm vụ quyền hạn và bộ máy của Sở Nội vụ, phòng Nội vụ cấp huyện cũng có sự thay đổi. Về cơ cấu tổ chức, đến nay Sở Nội vụ Lào Cai có 6 phòng chuyên môn và 03 đơn vị trực thuộc, tham mưu thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy, công chức, viên chức nhà nước, hội quần chúng, chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành chính và cải cách hành chính, Thi đua khen thưởng, Tôn giáo, Lưu trữ… ở các huyện, thành phố có các phòng nội vụ, ở các sở, ngành có phòng tổ chức hành chính hoặc phòng tổ chức cán bộ. Ngành nội vụ tỉnh Lào Cai nói chung đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển của tỉnh, tạo vị thế vững chắc, là “cửa ngõ”,“cầu nối” trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh.

Đến nay, sau gần 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, ngành TCNN tỉnh đã cùng với Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn đổi mới cách nghĩ cách làm, tự lực tự cường năng động sáng tạo trong việc cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đảng vào thực tiễn của địa phương, khai thác tiềm năng, thế mạnh và huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở vững mạnh, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ chủ quyền biên giới Quốc gia. Gần 30 năm sau ngày tái lập, từ chỗ đội ngũ đội ngũ cán bộ, công chức ngành Nội vụ còn rất mỏng, đến nay toàn tỉnh đã tăng lên gần 320 người, trong đó có 160 người trực tiếp làm công tác nội vụ, trên 160 người làm công tác nội vụ tại các sở, ban, ngành, huyện, thành phố. Chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức của ngành được quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, qua đó cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước, được đào tạo về lý luận chính trị đã đạt tỷ lệ cao so với cơ cấu. Nhờ đó công tác tham mưu triển khai các nhiệm vụ trên các lĩnh vực được giao qua các nhiệm kỳ đều đạt những thành tích nhất định. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ ở các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố từng bước được kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở, mọi nhiệm vụ về công tác TCNN được tỉnh và Bộ Nội vụ giao đều đã được triển khai thực hiện có hiệu quả. Hòa trong các hoạt động chung của Ngành, phòng Tổ chức cán bộ các sở, ngành; Phòng Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt các nhiệm vụ về xây dựng TCNN và quản lý CBCCVC trong các sở, ngành ở tỉnh, huyện, thành phố, giúp việc đắc lực cho cấp ủy lãnh đạo sở ngành và địa phương, đóng góp vào thành tích chung của toàn Ngành TCNN tỉnh Lào Cai.

Trải qua chặng đường 75 năm, mặc dù có những thay đổi với nhiều tên gọi khác nhau, từ Ban Tổ chức đến Ban Tổ chức Dân chính đến Ban Tổ chức chính quyền và nay là Sở Nội vụ, trải qua không ít những khó khăn, thử thách nhưng nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ Nội vụ, sự phối hợp của các cấp các ngành, các đoàn thể trong tỉnh, sự thống nhất quyết tâm của nhiều thế hệ CB, CCVC, ngành Nội vụ tỉnh Lào Cai đã thực hiện và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Đánh giá cao và ghi nhận những cố gắng và thành tích trong 75 năm qua, tập thể và nhiều cá nhân của ngành đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều hình thức khen thưởng như: Huân chương Lao động Hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương lao động hạng Nhất. Đặc biệt, năm 2020, Sở Nội vụ đã được Chủ tịch nước Quyết định tặng thưởng Huân chương độc lập hạng Ba để ghi nhận những thành tích, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Nhiều cá nhân của ngành đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng các danh hiệu cao quý như Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Chủ tịch UBND tỉnh; chiến sỹ thi đua toàn quốc, Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh.v.vv.…. Bên cạnh đó nhiều đồng chí của ngành không ngừng phấn đấu và trưởng thành, đã được cấp ủy, chính quyền các cấp tin tưởng giao giữ những trọng trách quan trọng trong cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền và các sở, ngành ở địa phương. Đây chính là những bông hoa tươi thắm tô đẹp thêm truyền thống vẻ vang của ngành TCNN, là niềm vinh dự, nguồn cổ vũ động viên khích lệ to lớn đối với CB,CC,VC. Truyền thống vẻ vang 75 năm qua, mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ công chức ngành Nội vụ, là động lực thúc đẩy các thế hệ CB,CC,VC rèn luyện, phấn đấu thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ Nội vụ giao.

Ngành Nội vụ tỉnh Lào Cai quyết tâm phát huy những thành tích đã đạt được, nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng tu dưỡng rèn luyện đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phấn đấu thực hiện và hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao, xứng đáng hơn nữa với sự tin cậy của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai.         

Dưới đây là một số hình ảnh tiêu biểu trong hoạt động của ngành

Ảnh: Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thăm và tặng quà lưu niệm cho Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai

Ảnh: Bộ trưởng chụp ảnh lưu niệm cùng CB, CC, VC Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai

Ảnh: Nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình chụp ảnh lưu niệm với CB, CC ngành Nội vụ tỉnh Lào Cai

 

Ảnh: Đại hội Đảng bộ Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025

Ảnh: Hội nghị Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chính sách thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật về công tác tại các huyện nghèo và thực hiện Dự án 600 phó chủ tịch xã.

          Ảnh: Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp sở, ngành do Sở Nội vụ phối hợp với Học viện hành chính quốc gia tổ chức

Ảnh: Sở Nội vụ tổ chức Hội nghị tổng kết đợt thi đua đặc biệt kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ thăm Lào Cai và kỷ niệm ngày truyền thống ngành nội vụ năm 2018

Ảnh: Sở Nội vụ tổ chức kiểm tra công tác Cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ tại huyện Si Ma Cai

 

Đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở Nội vụ  tỉnh Lào Cai trao tặng

Huy hiệu cho  đồng chí Kiều Đức Hạnh, nguyên Trưởng ban, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Lào Cai

Description: C:\Users\USER\Desktop\CC.JPGDescription: C:\Users\USER\Desktop\CC.JPGDescription: C:\Users\USER\Desktop\CC.JPG
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập