Lào Cai 24° - 26°
“Quả ngọt” trên hành trình giảm nghèo bền vững
Lượt xem: 49

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; thời gian qua Lào Cai đã tập trung chỉ đạo thực hiện với nhiều cách làm đổi mới từ cơ sở, tạo ra giá trị mới, động lực, quyết tâm giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Nỗ lực để giảm nghèo bền vững

Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, năm 2022, tỉnh Lào Cai tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo; kết quả toàn tỉnh có 34.584 hộ nghèo, chiếm 19,37%, 21.732 hộ cận nghèo, chiếm 12,17%. Nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo bao trùm, bền vững, bên cạnh những chính sách của Trung ương, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 10-ĐA/TU ngày 11/12/2020, giảm nghèo bền vững tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 – 2025; Chương trình hành động số 80-CTr/TU ngày 02/11/2021 thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030…với nhiều nhiệm vụ, giải pháp, đặt mục tiêu sử dụng hiệu quả các nguồn lực giảm nghèo bền vững ở giai đoạn mới.

Để công tác giảm nghèo thực sự hiệu quả và bền vững, một trong những giải pháp hàng đầu chính là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng và sự điều hành của chính quyền các cấp đối với công tác giảm nghèo bền vững. Theo đó, Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 148- QĐ/TU ngày 02/3/2021 về phân công Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh theo dõi, nắm bắt tình hình tổ chức cơ sở đảng và giúp xã có tỷ lệ nghèo cao của tỉnh; hằng năm, đưa chỉ tiêu giảm nghèo vào chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; Chú trọng gắn kết công tác giảm nghèo với mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó là tăng cường huy động mọi nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo; tập trung xây dựng, nhân rộng các mô hình nhằm tạo sinh kế cho người nghèo, đảm bảo 100% hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đều tiếp cận được nguồn vốn vay khi có nhu cầu vay vốn sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành, tổ chức chính trịxã hội tỉnh, lãnh đạo được phân công theo dõi giúp đỡ các xã đã chủ động xây dựng kế hoạch, thành lập tổ giúp việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, trực tiếp làm việc với các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn toàn tỉnh để đưa ra các giải pháp giúp đỡ các xã giảm nghèo bền vững; Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn kiện toàn lại Ban Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

anh tin bai
Người dân tham gia tập huấn mô hình trồng nấm trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại xã Vĩnh Yên (huyện Bảo Yên) 

Trên cơ sở các đề án, kế hoạch của tỉnh, các sở, ngành, địa phương trong tinh đã  chủ động cụ thể hóa Chương trình MTQG giảm nghèo thành chương trình, kế hoạch phù hợp với tình hình đơn vị, điều kiện kinh tế -xã hội tại địa phương. Các chính sách, dự án, tiểu dự án về giảm nghèo bền vững được các sở, ngành, địa phương nỗ lực triển khai thực hiện góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, và đổi thay diện mạo vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, công tác truyền thông, tuyên truyền vận động được tập trung đẩy mạnh, thường xuyên, liên tục và đổi mới, sáng tạo để người dân ý thức vươn lên thoát nghèo; các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững tiếp tục được các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể triển khai có hiệu quả và đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng. Thời gian qua, các đơn vị cấp tỉnh đã tổ chức tổ chức trên 652 buổi tuyên truyền với trên 38.248 lượt người tham gia; các địa phương tổ chức trên 550 buổi tuyên truyền cho trên 43.000 lượt người, 25 hội nghị tập huấn cho khoảng 1.250 lượt người tham gia và trên 300 buổi đối thoại trực tiếp với nhân dân; thông qua công tác tuyên truyền đã vận động từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người dân tham gia ủng hộ, đóng góp được trên 50.000 triệu đồng, trong đó chủ yếu đóng góp ngày công lao động và nhiều hiện vật khác để làm nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo và hiến đất làm đường giao thông và các công trình khác.

Đến nay, 100% các huyện nghèo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu về đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, cầu, hạ tầng điện, công trình thủy lợi.

Toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 40 mô hình giảm nghèo, xây dựng và phê duyệt trên 183 dự án (23 dự án theo liên kết chuỗi phát triển sản xuất, 160 dự án cộng đồng) hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởisự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững, thíchứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo… 
Những thành quả đạt được đã đưa công cuộc giảm nghèo lên một tầm mới cao hơn, hướng tới bền vững, hạn chế tái nghèo, phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều mới. Đến hết năm 2024, toàn tỉnh còn 20.411 hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều (chiếm trên 11,24%), và 18.058 hộ cận nghèo (chiếm trên 9,94%).  Riêng tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn của 4 huyện nghèo giảm 6,29%,tương đương giảm 3.275 hộ nghèo; trong đó, huyện Bắc Hà giảm 5,67%, huyện Si Ma Cai giảm7,69%, huyện Mường Khương giảm 7,50% và huyện Bát Xát giảm 5,22%.

Tiếp tục giảm nghèo bền vững

Bước sang giai đoạn 2021-2025, công tác giảm nghèo không chỉ  thực hiện giảm nghèo về thu nhập mà đòi hỏi giảm nghèo đa chiều, cao hơn, toàn diện hơn, chuyển hoàn toàn cơ chế hỗ trợ từ cho không sang hỗ trợ có điều kiện. Để đạt được mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2025 đạt trên 4%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo giảm từ 7,6%/năm trở lên; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 6%/năm trở lên. Do đó, đòi hỏi mỗi địa phương, mỗi đơn vị trong tỉnh phải có quyết tâm mới với những giải pháp hữu hiệu mới có thể hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo bền vững theo kế hoạch đề ra.

Theo đó, trong năm 2025, tỉnh Lào Cai xác định tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia của cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2025 và giai đoạn 2021 - 2025. Tiếp tục rà soát, kiện toàn hệ thống chỉ đạo thực hiện các Chương trình từ cấp tỉnh đến các xã, đẩy mạnh hoạt động của hệ thống Ban Phát triển thôn. Kiện toàn lãnh đạo giúp đỡ xã xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, tăng cường công tác đôn đốc,kiểmtra, đánh giá và thực hiện có hiệu quả công tác giúp đỡ xã thực hiện xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động theo hướng đổi mới cách thức, phương thức công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về Chương trình, nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân như: tuyên truyền các tập thể, cá nhân điển hình, tổ chức các cuộc thi, hội thi chuyên đề liên quan đến các nội dung của các chương trình; đồng thời, duy trì các chuyên trang, chuyên mục về chương trình MTQG GNBV trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo, Cổng thông tin của các sở, ngành trên địa bàn tỉnh, hình thành các trang tuyên truyền trên các mạng xã hội,... để người dân nhận thức sâu sắc về vai trò chủ thể việc thực hiện các chương trình, trở thành ý thức tự giác, chủ động, hăng hái của mỗi người dân.

Việc đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương, nhất là cấp cơ sở, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình thực hiện Chương trình giảm nghèo đã tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và mang lại hiệu quả giảm nghèo rõ nét, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, khơi dậy ý chí, động lực vươn lên thoát nghèo của người dân.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế theo thế mạnh của mỗi địa phương, ưu tiên phát triển các mô hình tại chỗ nhằm tạo việc làm cho người nghèo, hộ nghèo. Huy động nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, vận dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có, đẩy mạnh phát triển các công trình có sự hỗ trợ của người dân theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và dạy nghề, tiếp tục đổi mới làm tốt công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho người lao động theo hướng chuyên môn hóa để phân luồng lao động phát triển nguồn lực lao động chất lượng cao.

Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai thực hiện các phong trào, cuộc vận động, nhất là cuộc vận động “Ngày Vì người nghèo”, “Tháng hành động Vì người nghèo”... tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm và bền vững./.
                                                                                                                                 Hồng Minh

 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập